Thành phần: Dưa kiệu, muối, đường, dấm
Cứ đến gần cuối năm, người dân quê tôi lại rục rịch trồng kiệu để bán trong dịp tết cho người ta làm món dưa kiệu muối. Vào thời gian bán kiệu chợ lúc nào cũng tấp nập, người nông dân đem những bao kiệu được rửa sạch đất đến bán cho các thương lái để chở đi phân phối khắp nơi. Gương mặt ai nấy cũng đều hớn hở một phần vì bán kiệu vào dịp này rất được giá một phần vì không khí tết sắp đến gần.
Ngày tết của người Việt Nam thường không thể thiếu dưa kiệu muối. Chén kiệu muối ăn kèm với bánh chưng, bánh tét dường như đã trở thành truyền thống trong dịp tết cổ truyền của Người Việt.
Mỗi người phụ nữ Việt Nam luôn thủ một cho mình một bí quyết làm món dưa kiệu chua ngọt, để mỗi dịp tết đến họ lại trổ tài làm một vài món dưa muối chua để thiết đãi người thân, bạn bè cũng như để bày cúng trên bàn thờ tổ tiên. Có nhiều cách muối dưa kiệu chua ngọt, mỗi vùng miền sẽ có một cách muối dưa khác nhau, hương vị cũng khác.
Ngày còn nhỏ tôi thường phụ mẹ làm dưa kiệu muối nên cũng học được một chút cách muối của mẹ mà theo tôi là thật sự rất ngon. Yếu tố quan trọng để có một hủ dưa kiệu ngon là cách chọn nguyên liệu kiệu để muối, kích thước củ kiệu thích hợp nhất là không quá to cũng không quá nhỏ, nếu to quá củ kiệu khi muối xong sẽ không thấm, ăn sẽ có vị hăng; nếu quá nhỏ thì củ kiệu khi muối xong sẽ không được giòn. Các bước để làm một hủ kiệu muối chua ngọt như sau:
Bước 1: Kiệu mua ngoài chợ về cắt bỏ rễ và lá rồi đem phơi 2 nắng cho héo lại. Sau đó dùng dao lam để cắt bỏ phần rễ còn sót lại và cắt ngắn bớt chiều dài của cuốn kiệu. Khâu cắt kiệu phải thật tỷ mỷ không được phạm vào phần thịt của củ kiệu, nếu không khi ngâm kiệu sẽ bị mềm và nhanh hư.
Bước 2: Nấu nước muối ấm pha loãng rửa sạch qua toàn bộ kiệu vừa cắt xong, để cho ráo nước.
Bước 3: Ngào kiệu với đường cát trắng và đem phơi nắng 2 đến 3 ngày. Ở bước ngày sẽ tạo vị ngọt cho kiệu cũng độ giòn cần thiết.
Bước 4: Nấu nước muối ấm pha loãng rửa sạch lớp đường bám trên kiệu đồng thời pha loãng nước dấm và đun sôi để nguội phần dấm đó.
Bước 5: Cuối cùng xếp kiệu vào trong hủ, đổ nước dấm vào ngập kiệu để trong 3 ngày là có thể dùng được.
Kiệu muối theo cách này sẽ có vị chua chua ngọt ngọt vừa phải và giòn tan, có thể để được 2 tháng mà không bị hư. Dù đi đâu tôi cũng đều không thể quên được hủ dưa kiệu muối chua ngọt của mẹ.
Kiệu muối kèm với nước nắm y hoặc pha tỏi ớt tùy theo khẩu vị. Ngoài ra người ta còn dùng dưa kiệu chua ngọt để trộn gỏi hoặc ăn kèm với một số món ăn khác như hột vị bách thảo, thịt heo quay… Vị chua chua ngọt ngọt, giòn tan mỗi khi cắn vào ngon tuyệt.
Nếu bạn không có thời gian để làm món dưa kiệu thì hãy gọi cho chúng tôi. Bạn sẽ có một hũ dưa kiệu chua ngọt ngon hảo hạng.
Bảo quản:
Nên bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời sẽ làm cho kiệu nhanh hư.
Bảo quản tốt nhất trong ngăn mát tủ lạnh.
Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Dưa kiệu chua nhằm cải thiện tốt hơn sản phẩm, dịch vụ cho bạn